Thay vì thải bỏ như hiện nay, nhiều DN Việt đang hướng đến tái chế rác thành nguyên liệu đầu vào cho sản xuất để tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải nhà kính.
Lấy ý kiến dự thảo Quyết định chi phí xử lý, tái chế rác thải điện tửTái chế rác thành phân vi sinh và hạt nhựa
Khoảng 85% lượng rác thải hiện nay tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp; vừa lãng phí, đòi hỏi nhiều quỹ đất vừa gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí, nhất là tại các thành phố lớn. Tại hội nghị tổng kết Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững do Bộ Công Thương tổ chức vừa qua, một công nghệ mới đã được giới thiệu nhằm tái chế rác, tạo vòng đời mới cho chất thải rắn, đó là công nghệ khí hóa do Công ty TNHH Do Green (Hà Nội) thực hiện.
Thay vì phải chôn lấp vừa mất quỹ đất, vừa ô nhiễm môi trường, công nghệ khí hóa tạo vòng đời mới cho rác thải Ảnh minh họa: Cấn Dũng
Thay vì phải chôn lấp vừa mất quỹ đất, vừa ô nhiễm môi trường, công nghệ khí hó tạo vòng đời mới cho rác thải.
Ảnh minh họa: Cấn Dũng
Bà Hoàng Thúy Lan – Phó Tổng Giám đốc Do Green – cho biết: Công nghệ chuyển hóa rác thải thành điện năng và carbon organic là công nghệ khí hóa đa nhiên liệu trong điều kiện thiếu ôxy. Với công nghệ này, rác đầu vào được nạp lên dây chuyền tiền chế bằng một cơ cấu nâng hạ thủy lực, sau đó được cắt nhỏ trên băng chuyền và tách biệt riêng ra thành 2 dòng vật chất. Dòng vật chất thứ nhất là hữu cơ mô mềm và nước, được công ty trộn lẫn với than carbon trong quá trình xử lý rác, tạo ra vật chất và được gọi là carbon organic có nguồn gốc 100% hữu cơ, có thể sử dụng được làm sản phẩm phân bón. Dòng vật chất thứ hai là xơ bã rác, được trộn với đất, cát, đá, sắt, nilon… sấy giảm ẩm 20 – 25%, sau đó ép thành viên hoặc kiện đưa vào lò khí hóa đa nhiên liệu, sản xuất thành khí tổng hợp đưa vào nhiệt hóa để sinh ra khí tổng hợp. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là phát điện và than carbon dùng để trộn với hữu cơ mô mềm.
Theo bà Lan, điều kác biệt của công nghệ này là rác thải sinh hoạt được tách ra thành hai dòng vật chất. Dịch bùn hữu cơ mô mềm và nước ngậm phối trộn với than carbon (sau khi hóa điện) để sản xuất thành đất đen carbon organic, dùng để cải tạo đất và sử dụng cho ngành nông nghiệp hữu cơ tốt nhất, tiến tới một nền kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó, xơ bã rác xenluylô phối trộn với chất thải vô cơ là thủy tinh, đất cát, đá lẫn tạp chất như một tác nhân tạo thành vùng than hồng duy trì nhiệt độ trong lò để chuyển hóa chất thải rắn thành khí syngas và than carbon. Như vậy, toàn bộ hỗn hợp rác sẽ được chuyển hóa thành những sản phẩm rất hữu ích phục vụ lại con người và cộng đồng xã hội, không bị bỏ phí.
Công nghệ khí hóa là phương pháp chuyển hóa chất thải từ pha rắn sang khí. Sử dụng khí syngas làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong phát điện. Than carbon được phối trộn với dịch bùn hữu cơ mô mềm và nước ngậm tạo thành đất đen carbon organic phục vụ ngành nông nghiệp hữu cơ rất hiệu quả. Bởi vậy, sẽ không còn nưc rác phải xử lý, không có khí thải trong suốt quá trình chuyển hóa và không còn chất thải rắn nào phải chôn lấp. Công nghệ này không có đốt hở nên không có ống khói, vì thế không có phát thải thứ cấp.
Các sản phẩm đầu ra như khí đốt tổng hợp syngas là nguồn năng lượng xanh, được sử dụng cho mục đích sấy rác, sấy khô nông sản thực phẩm, đốt nồi hơi công nghiệp, chạy máy phát điện động cơ đốt trong, chạy tua bin khí phát điện… Ngoài ra, còn có carbon hữu cơ là vật liệu cải tạo đất được phối trộn từ than sinh học và dung dịch hữu cơ sau khi ép vắt rác, giúp đất chống thoái hóa, bạc màu, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ. Một sản phẩm khác của quá trình chế biến rác là gạch block không nung – vật liệu xây dựng được làm từ vô cơ có trong rác đầu vào.
Theo báo cáo từ phía Do Green, khí thải từ nhà máy có nồng độ độc hại thấp hơn nhiều tiêu chuẩn Việt Nam, EU, Nhật Bản… Tổng lượng phát thải đo được thấp hơn hàng chục lần so với công nghệ khác trên thị trường. “Ước tính, 1 tấn biochar ó thể lưu giữ được 3 tấn carbon và ngăn ngừa chúng phát thải ra bầu khí quyển” – bà Lan nhấn mạnh.
Minh Kỳ